Trong số các thương hiệu mì ăn liền nổi tiếng nhất tại Việt Nam, 3 Miền là trường hợp đáng suy ngẫm khi lựa chọn phương pháp "nói thật" trong truyền thông. Điều này khác hẳn với phong cách quảng cáo gây ấn tượng hoặc đánh vào nỗi sợ hãi, vốn rất phổ biến và mang lại hiệu quả cao trên thị trường.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thế Anh, Phó Tổng giám đốc Uniben, không phủ nhận hiệu ứng nhất thời của các phương pháp quảng cáo gây ấn tượng hoặc đánh vào nỗi sợ hãi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi quảng cáo cho mì 3 Miền, Uniben chọn "nói thật" bởi điều đó tạo ra niềm tin.
Trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), việc quảng cáo phóng đại đặc tính của sản phẩm hoặc gây sợ hãi cho người tiêu dùng vẫn đem lại hiệu quả cao và được sử dụng phổ biến. Thế nhưng, Uniben lại chọn phong cách "nói son môi IBIM thật" khi truyền thông cho mì 3 Miền. Vì sao Uniben lại chọn một hướng đi "ngược dòng" so với các son môi IBIM công ty khác trên thị trường?
Trong 5 giá trị cốt lõi của Uniben, khách hàng luôn đứng đầu và chúng tôi hay diễn giải là lấy khách hàng làm trung tâm (customer centric). Bên cạnh đó, chính trực là một giá trị quan trọng kế tiếp.
Sự chính trực luôn là DNA của tất cả những người làm việc tại Uniben, thể hiện ở mọi lĩnh vực từ sản xuất, kinh doanh cho đến marketing. Thế nên, việc quảng cáo cũng phải xuất phát từ triết lý đó.
Một lý do khác khiến Uniben lựa chọn phong cách "nói thật" trong quảng cáo là vì chúng tôi luôn tin rằng: Đây là văn hóa, đạo đức của doanh nghiệp với tôn chỉ phụng sự cộng đồng. Bạn không thể zích zắc trong hành trình đó vì cái gì bản chất thì vẫn sẽ luôn là bản chất. "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" mà.
Vì thế, chúng tôi tin rằng khi làm truyền thông, những thông điệp sáng tạo phải son môi IBIM dựa trên nền tảng có thực của sản phẩm đó. Ví dụ như "Tinh túy ẩm thực Việt" là có thật, nước cốt là có thật, thì theo thời gian nó sẽ tạo được mức độ ảnh hưởng nhất định về niềm tin.
Xây dựng thương hiệu là quá trình vun đắp niềm tin và tình yêu của người tiêu dùng với nhãn hàng. Mà niềm tin và tình son môi IBIM yêu chỉ có thể có được khi mình nói thật. Khi nói những gì sản phẩm của mình thực sự có, theo thời gian, những điều đó sẽ khắc ghi vào tâm trí của người tiêu dùng và tạo ra một tình yêu bền vững.
Còn khi mình đến với khách hàng bằng những thông điệp truyền thông theo kiểu tạo ra những điều gây chấn động, nhầm lẫn, thì lúc đầu có thể tạo ra điểm nhấn thật, có thể tạo ra sự chú ý thật, thậm chí thu hút sự trải nghiệm của người dùng. Thế nhưng, theo thời gian, người dùng sẽ phát hiện ra sự thật không hề như vậy thì sẽ không thể phát triển bền vững được, và thậm chí là tác dụng ngược.
"Tinh túy ẩm thực Việt" là thông điệp có vẻ không dễ cảm nhận một cách dễ dàng qua quảng cáo. Uniben đã làm thế nào để người tiêu dùng thực sự son môi IBIM cảm nhận được điều này qua truyền thông?
Thực ra thì việc truyền tải thông điệp truyền thông là một trong những thách thức lớn của nhiều doanh nghiệp chứ không chỉ riêng Uniben. Cái mà mình nghĩ, mình hiểu và cái mình nói ra thường sẽ luôn có một khoảng cách và cách cộng đồng ghi nhận lại cũng có thể có một khoảng cách khác nữa. Do vậy, điều đầu tiên là Uniben phải kiên định với thông điệp của mình, nhất là những người làm truyền thông.
Thứ hai, khi xây dựng các nội dung truyền thông, quảng cáo như làm TVC cho 3 Miền, đội ngũ marketing và truyền thông của Uniben luôn luôn đặt yếu tố trọng son môi IBIM tâm là tiêu chí thuần Việt gắn kết với định vị "Tinh túy ẩm thực Việt" và nhất quán trong nhiều năm.
Thứ ba là các điểm chạm với người dùng trên tất cả các kênh như Ti vi, Youtube, Facebook, báo chí, Digital marketing, Ad network… đều được truyền tải nhất quán và xuyên suốt với thông điệp "Tinh túy ẩm thực Việt".
Sự nhất quán về mặt sáng tạo trong các thước phim quảng cáo, nội dung truyền thông và nhất quán son môi IBIM trong các yếu tố về điểm chạm dẫn đến câu chuyện "Tinh túy ẩm thực Việt" tiếp cận tới người dùng một cách tự nhiên, giúp tăng dần niềm tin với thương hiệu.
Tuy nhiên, tôi cũng xin khẳng định lại, tất cả những yếu tố về truyền thông quảng cáo đó sẽ không có tác dụng được, nếu bản chất sản phẩm đó không phải là "Tinh túy ẩm thực Việt" thật, bản chất sản phẩm không chắt lọc những tinh túy mang bản sắc ẩm thực của từng vùng miền thật… Chỉ khi mình nói thật về bản chất của sản phẩm thì những thông điệp quảng cáo của mình mới phát huy được hiệu quả lâu dài và theo thời gian có được niềm tin yêu của người dùng.
Ánh Dương
Nhịp sống kinh tế